;

Blockchain có đủ an toàn để bảo mật mạng?

Kiến Thức

Posted by Huynh Duc - 04/08/2023

CryptoViet Info

    MỤC LỤC

Công nghệ Blockchain đang là đề tài thu hút nhiều sự hào hứng và phỏng đoán, ngay cả bên trong và bên ngoài lĩnh vực tiền điện tử. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang xem xét cách triển khai công nghệ này vào hoạt động của họ. Sự tập trung vào mật mã học và tính minh bạch khiến blockchain đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho bảo mật mạng. Tuy nhiên, một số chuyên gia về bảo mật vẫn còn một số lo ngại về dòng công nghệ này.

Mặc dù những công nghệ mới như blockchain có thể làm say đắm lòng người, nhưng việc nhìn xa hơn những gì được quảng cáo là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh bảo mật mạng. Trước khi các công ty bảo mật đầu tư vào các giải pháp blockchain, họ phải tự hỏi liệu chúng có đủ an toàn để đáng đầu tư không. Vì thế, chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn về mức độ an toàn thực sự của blockchain.

Lợi ích về bảo mật của Blockchain

Blockchain
Blockchain

Hiễn nhiên, Blockchain đem lại một số lợi ích to lớn về bảo mật mạng. Một trong những lợi ích được công bố nhiều nhất là dữ liệu trên blockchain luôn bất biến (immutable). Một khi giao dịch trên blockchain đã xảy ra, thì việc thay đổi ghi chép của giao dịch đó gần như là không thể.

Tính không thể thay đổi này được tạo ra từ quá trình hashing độc đáo của blockchain. Thuật toán Hashing cung cấp cho mỗi entry trên blockchain một chuỗi ký tự duy nhất, như một chữ ký số (digital signature). Bởi vì các giá trị hash sẽ hoàn toàn khác nhau ngay cả khi chỉ có một byte khác nhau giữa hai mục nhập, và quá trình này không thể được đảo ngược, do đó sẽ tạo ra tính bất biến.

Những bản ghi này cũng được thiết kế theo cách rất có tổ chức và hiển thị cho tất cả người dùng, cho phép việc theo dõi trở nên dễ dàng. Bởi vì mỗi giá trị hash là duy nhất và mỗi block trong chuỗi đều có một timestamp độc đáo, việc xác minh mọi giao dịch dữ liệu trên blockchain đều trở nên dễ dàng. Các block cũng xuất hiện trong chuỗi theo thứ tự thời gian, làm cho quá trình kiểm tra sổ cái trở nên mượt mà hơn, từ đó giúp quá trình bảo mật diễn ra nhanh chóng.

Sự phi tập trung của công nghệ này cung cấp một lợi ích bảo mật khác. Việc lưu trữ và xác minh trên blockchain xảy ra trên toàn bộ mạng, không chỉ trên một hoặc hai thiết bị. Bằng cách loại bỏ các phụ thuộc đơn lẻ, blockchain giảm thiểu các rủi ro từ các cuộc tấn công DDoS hay các thiệt hại do lỗi xuất phát từ con người.

Blockchain cũng mang tính mật cao đối với người dùng. Trong khi các bản ghi giao dịch hoàn toàn công khai, danh tính của người dùng vẫn được giữ ẩn danh và mã hóa để đảm bảo rằng nó luôn được duy trì như vậy. Trong hầu hết các ngữ cảnh bảo mật, thường có sự đánh đổi giữa bảo mật và quyền riêng tư của người dùng - ít nhất là với các quản trị viên - nhưng blockchain đang cung cấp một giải pháp tuyệt hơn.

Những ưu điểm và hạn chế về bảo mật của Blockchain
Những ưu điểm và hạn chế về bảo mật của Blockchain

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và blockchain có thể cải thiện các góc độ bảo mật, nhiều vấn đề của blockchain lại bắt nguồn từ các yếu tố có lợi trong một số tình huống. Ví dụ, trong khi tính bất biến của blockchain cải thiện việc theo dõi, điều này cũng làm cho việc sửa lỗi trở nên khó khăn.

Chính vì không thể chỉnh sửa các khối, ta phải tạo ra hoàn toàn các bản ghi mới để thay thế cho những bản cũ, điều này có thể mất thời gian đáng kể trong một môi trường làm việc có tỷ lệ sai số cao.

Sự phi tập trung là một khía cạnh có lợi, nhưng cũng mang đến những rủi ro bảo mật khác. Pháp lý về Blockchain là một lĩnh vực mới và thay đổi thường xuyên, hiện với 28 tiểu bang có luật blockchain riêng biệt với phạm vi và các yêu cầu khác nhau. Sự thiếu một cơ quan tập trung cũng có thể làm cho blockchain trở nên không được ưa chuộng với một số chính phủ, dẫn đến việc cấm hoàn toàn ở một số khu vực. Kết quả là, việc quản trị và tuân thủ quy định có thể gặp khó khăn.

Sự ẩn danh của các hệ thống blockchain vô tình khiến công nghệ này trở thành lựa chọn ưa thích của các tội phạm mạng, điều này được chứng minh bằng việc hoạt động tiền điện tử bất hợp pháp đạt đỉnh cao kỷ lục vào năm 2022. Nếu các quản trị viên không thể xác định đầy đủ tất cả người dùng, điều này đưa ra những rào cản về xác minh và ứng phó sự cố.

Blockchain cũng có độ phức tạp và chi phí cao cho quá trình triển khai. Do đó, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi xây dựng một hệ thống blockchain đáng tin cậy, dẫn đến sự tồn tại của các lỗ hổng từ lỗi xuất phát từ con người.

Độ phức tạp cũng có thể dẫn đến việc hiệu suất sẽ trở nên chậm đi. Trong hầu hết các ngữ cảnh, điều này dẫn đến sự mất năng suất và những quy trình công nghệ thông tin trở nên phức tạp, nhưng trong một ứng dụng bảo mật, nó tạo ra các trở ngại cho việc phản ứng kịp thời đối với các mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn, dẫn đến các lỗ hỏng trở nên rối loạn hơn.

Tóm lại

Dựa trên những lợi ích và hạn chế này, rõ ràng rằng blockchain có tiềm năng rất lớn nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định đây là một giải pháp bảo mật hoàn toàn đáng tin cậy như người ta đồn dại. Điều này không có nghĩa là các công ty bảo mật nên hoàn toàn tránh xa nó, nhưng khi sử dụng thì cũng nên cẩn trọng.

Các công ty phải đảm bảo họ có đủ tài chính và tài nguyên mạng để hỗ trợ một blockchain hoạt động trơn tru trước khi triển khai. Lưu ý rằng quy trình này có thể đắt đỏ hơn so với ban đầu, do tính phức tạp và các trở ngại trong triển khai. Xem xét lại giao thức đồng thuận của giải pháp cũng vô cùng quan trọng, vì mỗi giao thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.

Trong khi các crypto enthusiast đề cao giao thức đồng thuận như một giải pháp bảo mật gần như hoàn hảo, nhưng năm 2019, đã có hơn 40 cuộc tấn công 51% đối với các đồng tiền điện tử lớn. Các đội ngũ phải xem xét cách hoạt động của các giao thức khác nhau trên các blockchain và tìm hiểu lịch sử của chúng để xác định xem một giao thức có đáp ứng được nhu cầu bảo mật của họ hay không.

Các doanh nghiệp cũng nên kiểm tra các hợp đồng thông minh để tìm lỗ hổng hoặc lỗi trước khi triển khai chúng. Đào tạo người dùng về cách quản lý khóa riêng tư an toàn cũng rất quan trọng trong việc sử dụng blockchain một cách an toàn.

Tiếp cận Blockchain với sự thận trọng

Nhìn chung blockchain chưa an toàn lắm so với những lời đồn đại, nhưng các công ty bảo mật có thể triển khai nó một cách an toàn theo các cách tiếp cận đúng đắn. Triển khai blockchain một cách đáng tin cậy và an toàn bắt đầu từ việc hiểu rõ những điểm yếu của công nghệ và cách xử lý chúng.

Các chuyên gia bảo mật nên lắng nghe và xem xét các thông số kỹ thuật cụ thể của một giải pháp blockchain để quyết định xem nó có phù hợp với họ hay không.

Khi công nghệ này tiến bộ và quy định xung quanh nó được nâng cao, quản lý và bảo mật của blockchain sẽ cải thiện. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, blockchain vẫn là một đầu tư hứa hẹn nhưng có rủi ro. Các đội bảo mật quan tâm đến công nghệ này nên tiếp cận từ từ và cẩn thận để giảm thiểu các rủi ro này.

Lời kết

Vậy là bạn đã tìm hiểu qua bài viết Blockchain có đủ an toàn để bảo mật mạng? CryptoViet Info hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

DISCLAIMER: Thông tin trên trang web này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và không đại diện cho lời khuyên đầu tư. Để đưa ra quyết định đầu tư, chúng tôi khuyên bạn nên tự nghiên cứu.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Recent PostPopular Post
Categories
Follow Us
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
©2017 CryptoViet Info. All Rights ReservedMedia Kit