Phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua

Kiến Thức

Posted by Huynh Duc - 23/05/2023

CryptoViet Info

    MỤC LỤC

Cách đây vài chục năm, cái lúc mà cả máy vi tính lẫn internet đều chẳng có giá trị, chỉ có một vài người là đủ sáng kiến để có một cái nhìn xa trông rộng, tạo dựng nên những dự án đầy ẩn số và chỉ có họ mới nhận thấy được sự tiềm năng của chúng trong khi người ta vẫn đang nhạo báng cái thứ mà họ làm.

Đó cũng là những gì mà đám người ảo tưởng chúng tôi tìm thấy trong Bitcoin, tiền mã hóa và blockchain vào lúc này ngay cả khi tất cả mọi người ngoài kia vẫn đang cười nhạo báng nó.

Thứ định hình lại cách hoạt động của xã hội

Triple Entry Accounting
Triple Entry Accounting (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Chúng ta đã nghe rất nhiều về những đổi mới mang tính cách mạng như Internet, động cơ hơi nước, máy vi tính, và điện năng. Tuy nhiên, ít người trong chúng ta biết về một phát minh vĩ đại của Yuji Ijiri. Vào năm 1989, ông đã sáng tạo ra một sự kiện đáng kinh ngạc được gọi là Kế toán - Tam Phân (Triple Entry Accounting).

Ngay cả khi nghe tên thôi, chúng ta đã lười để tìm hiểu về nó. Nó không được công bố rộng rãi và không được đề cập trên báo chí, đến mức độ phổ biến của nó gần như không tồn tại. Bạn không cần phải xấu hổ khi lần đầu tiên nghe về cụm từ này. Thậm chí sau khi giáo sư Ijiri qua đời vào năm 2017, không ai biết về sự ra đi của ông. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông thậm chí không nhận được bất kỳ đánh giá nào trên Goodreads.

Từ khóa "Kế toán - Tam Phân" chỉ trả về 232.000 kết quả tìm kiếm trên Google khi Daniel Jeffries xuất bản bài viết này. Với số lượng kết quả như vậy, nó có vẻ như đã không hề tồn tại. Một số tin tức gần đây chỉ cần xuất hiện hôm qua cũng đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ khóa này.

Vậy tại sao nó quan trọng mà lại ít người biết đến? Đơn giản vì nó không mang lại ứng dụng thiết thực mãi cho đến năm 2008. Do đó, lý thuyết và tác động của nó vẫn chưa được thấy rõ. Nhưng một khi những tác động này xảy ra, chúng sẽ lan tỏa như một cơn sóng thần đánh vào tất cả các khía cạnh của xã hội chúng ta. Tại sao tác giả nói như vậy? Để hiểu rõ hơn, bạn cần tìm hiểu một chút về lịch sử nhé!

Kế toán: Chủ đề gợi cảm nhất lịch sử

Đại khái là: Không có kế toán, bạn không thể đọc bài viết này trên một chiếc smartphone, không thể vừa chạy xe đi làm vừa nghe nhạc. Không có kế toán thì các hoạt động buôn bán sẽ không diễn ra, không có thương mại thì không còn ngành vận tải, không còn những tòa nhà cao chọc trời ngang những tầng mây. Sẽ không còn những chuyến tải hàng xuyên quốc gia đến những nơi xa xôi hẻo lánh của thế giới. Sure, không có kế toán thì chúng ta vẫn đang “săn bắt hái lượm”.

Kế toán tuy chỉ có 2 bước độ phá trong toàn bộ lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Nhưng cả 2 đều đã tạo ra một bước tiến vĩ đại, nâng tầm sự đổi mới và phức tạp của xã hội.

Bước đột phá đầu tiên: Kế toán Đơn (Single-Entry Accounting)

Ngày xưa, khi mà chúng ta vẫn còn đi vòng vòng trong những khu rừng hái quả, lâu lâu thì chạy để rượt theo những con vật, nhìn lên trời để xác định phương hướng, nhìn vào hướng gió và dòng nước để canh tác. Thật vậy, tầm nhìn của chúng ta khi đó thật hạn hẹp. Cái chu kỳ này theo chúng ta mãi, từ đời tổ tiên ông bà, cha mẹ, đến chúng ta, rồi lại tiếp đến đời con cháu chúng ta.

Tuy nhiên, kế toán đa lần đầu tiên xuất hiện để phá vỡ chu kỳ không ngừng đó. Củng là lần đầu tiên, con người được giải phóng khỏi cảnh "ăn bốc" và học cách sử dụng công cụ để tiến vào một lối sống hoàn toàn khác biệt.

Bằng chứng đầu tiên về "Kế toán Đơn" được tìm thấy trên một tấm bia đá chữ nêm của người Sumer cách đây 5000 năm. Hệ thống chữ viết đơn giản nhưng hiệu quả, và những người Sumer cũng là những người đã viết nên Sử thi Gilgamesh, câu chuyện cổ nhất được ghi lại trong lịch sử. Bây giờ, chúng ta có một công cụ để lưu trữ thông tin; khi tôi mượn bạn 10 xu, bạn chỉ cần ghi chú lại mà không cần phải nhớ trong đầu. (Thêm thông tin: Chữ nêm là hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người)

Và khi mọi người có thể bắt đầu kiểm soát những gì họ sở hữu, hiệu ứng domino về kinh doanh và xây dựng sẽ bắt đầu diễn ra, họ sẽ xây dụng mọi thứ ở các cấp độ quy mô lớn hơn, các lâu đài, quân đội và cả các kỳ quan.

Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng "Kế toán Đơn" là giải pháp hoàn hảo. Tất cả nó làm chỉ là lưu trữ thông tin trên giấy, sổ sách, và dĩ nhiên, chỉ cần một nét gạch là số tiền đó hoàn toàn biến mất. Không có cách nào xác minh, kiểm toán lại, và không có cách nào để đạt được sự thống nhất giữa hai bên. (Giải thích ngắn ngọn là nếu chỉ những người quyền lực mới có quyền ghi chép và kiểm soát các giao dịch, trong khi người dân chỉ có thể thực hiện giao dịch, thì đây rõ ràng là bất công)

Điều này gần như giống như việc thương mại trở thành một vấn đề gia đình nội bộ. Các vị vua và hoàng hậu giao dịch với công tước, quý tộc và giữ lại toàn bộ số tiền cho riêng mình, trong khi bỏ qua việc người dân như chúng ta đang chịu đói khổ. Đó là cách các gia tộc mạnh mẽ đã thống trị thế giới trong quá khứ.

Bước đột phá thứ 2: Kế toán - Kép (Double-Entry Accounting)

Phải mãi đến năm 1400 thì Kế toán - Đơn mới thể hiện sự lỗi thời của nó. Mặc dù lúc bấy giờ chúng ta đã có thể ngao du khắp nơi cùng với những con thuyền, thực hiên các giao dịch buôn bán với những người mà chúng ta chưa từng gặp. Bởi lẽ, thuyền buồm đã trở thành một cách thức phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa đến những nơi xa xôi, để rồi biến cảng Venice trở thành trung tâm đầu mối giao thương của xã hội nguyên thủy.

Nhưng, với sự quá độ về giao thương thì hệ thống nhập đơn bắt đầu bộc lộ những nhược điểm của nó, vấn đề làm giả văn bản giao dịch diễn ra thường xuyên hơn. Khi người dân bắt đầu không thể kiểm soát được nữa thì nó lại trở thành một mớ hỗn độn sai sót và thất thoát ngân sách. Các giao dịch càng phức tạp thì sai sót càng lớn.

Nhiều nền văn minh của người Ý vào những năm 1300, cho đến người Hàn cổ đại, vị Caliphate Hồi giáo đệ nhị, tất cả họ đều đã phát triển các phiên bản của hệ thống nhập kép. Tuy nhiên, các hệ thống ấy vẫn chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu của họ. Và khi đủ “lượng” thì “chất” sẽ đổi, chúng ta đã có được phát minh quan trọng nhất trong lịch sử loài người: Máy in giấy.

Không có máy in, kiến thức sẽ chỉ tồn tại ở một thời gian ngắn và mãi bị lãng quên. Chúng ta phát minh ra một cái gì đó, nhưng rồi cũng sẽ chết đi và để lại nó vào quên lãng. Máy in giấy cho phép chúng ta tạo ra hàng trăm nghìn bản sao để tri thức sẽ luôn được tồn tại và lưu hành, thay vì biến mất cùng với người tạo ra nó. (Bổ sung: Kế toán Kép nghĩa là văn bản được chia thành 2 bản cho 2 bên giữ, chứ không còn là một chiều như Kế toán Đơn)

Điều này đã mở ra một cánh cửa mới cho nền thương mại thế giới. Bây giờ hàng hóa có thể lưu thông dễ dàng đến tất cả các đế chế của các lục địa già. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ thống nhập kép. Nếu bạn khai thuế hoặc thực hiện các giao dịch chuyển khoản nghĩa là bạn đang sử dụng kế toán kép.

Nhưng hệ thống này cũng đang có những dấu hiệu lỗi thời. Ví dụ như công ty Enron, họ làm mọi thứ để xào nấu lại số sách, họ kiểm soát che giấu các khoản nợ tỷ đô. Và đã đến lúc Kế toán Tam Phân sẽ trình làng.

Bình minh gọi tên Tam Phân

Hầu hết chúng ta đã bỏ lỡ đi bước đột phá này của giáo sư Ijiri, vì đại khái nó thuộc 2 phương diện khá mơ hồ và chưa phổ biến: Mật mã và Kế toán (Cryptography & Accounting)

Thật vậy, có rất ít người có kinh nghiệm về một trong hai lĩnh vực trên, huống chi là thông thạo cả hai. Và với việc ít người có những kiến thức liên ngành như vậy thì vấn đề nó trôi vào quên lãng là một điều hết sức bình thường.

Năm 2006/07, một lập trình viên tự học đã giáng một đòn chí mạng vào cả hai hệ thống Kế toán trên. Anh ấy tạo ra một loại tiền tệ thay thế mang tính phi tập trung. Thứ mà ngày nay chúng ta gọi là Bitcoin. Bitcoin là một ví dụ ứng dụng thực tế đầu tiên của Kế toán - Tam phân.

bitcoin-42928b77168c4ab184312fba40ee9ae2.jpg
Bitcoin (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Tôi biết bạn đang nghĩ gì! Xin đừng đề cập hay suy nghĩ đến cách Bitcoin thay đổi thế giới bằng một câu chuyện khác nhé. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, dù Bitcoin tồn tại hay không, công nghệ Blockchain sẽ tiếp tục phát triển và thịnh vượng, tương tự như Kế toán - Tam phân. Dù ban đầu các tập đoàn và chính phủ chế giễu nó, hiện nay họ đang đua nhau để áp dụng sức mạnh của nó.

Tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ở New York, có hơn chục ông lớn trong lĩnh vực công nghệ như Intel, IBM, Microsoft, Ngân hàng trung ương Đức, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan tiền tệ Hong Kong, Toyota,...đang tham dự một buổi diễn thuyết của JP Morgan về việc tích hợp giao thức ẩn danh Zcash vào công nghệ Blockchain của họ. Ý tưởng này, chỉ cách đó vài năm trước, được coi là hư cấu và điên rồ.

Hãy nhớ rằng, chung ta chỉ đang ở giai đoạn sơ khai về những gì chúng ta có thể làm với Blockchain. . Hiện tại, chúng ta thường sử dụng Blockchain để tham gia vào trò chơi tiền mã hóa, kiếm tiền và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, những tiện ích của các loại tiền tệ này vẫn còn hạn chế đối với các nhà đầu tư và nhà đầu cơ. Trái lại, công nghệ Blockchain có khả năng thực hiện nhiều ứng dụng hơn, và sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ mã hóa đang thúc đẩy phát triển của nó.

Kế toán - Tam phân, cùng với Blockchain và Crypto sẽ tạo ra một hệ thống tổng hợp mà chúng ta có thể đạt được sự đồng thuận về một thực tế khách quan. Ví dụ, khi hai bên đồng ý về một giao dịch đã được thực hiện, một bên thứ ba sẽ xác nhận giao dịch và nhập thông tin đó vào Blockchain. Điều này tạo ra một bằng chứng rõ ràng cho việc đã xảy ra một sự kiện giữa hai bên.

Trong quá trình bầu cử, ta thường gặp phải nhiều vấn đề phức tạp. Thậm chí ở các quốc gia dân chủ phát triển, việc bỏ phiếu cũng có thể gây ra những tranh cãi, đặt nghi ngờ về tính minh bạch và công bằng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn trong các quốc gia có nền chính trị không ổn định, được gọi là "cộng hòa chuối". (Thuật ngữ "cộng hòa chuối" chỉ các quốc gia Mỹ Latinh mà nền kinh tế của họ phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu một số sản phẩm có giới hạn, ví dụ như chuối, khoáng sản và những mặt hàng tương tự.)

Chúng ta thật sự không biết được có bao nhiêu người tham gia bỏ phiếu, họ có bỏ phiếu thật hay không, người kiểm duyệt có kiểm đúng hay không, lá phiếu đó có phản ảnh đúng với nguyện vọng của họ hay không. Tất cả chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Công nghệ Blockchain có thể đảm bảo những điều đó bằng cách chắc chắn rằng phiếu bầu có thể được kiểm chứng chính xác và công khai. Những gì chúng ta sẽ thấy trong tương lai không xa là việc sáp nhập hệ thống bỏ phiếu E2E (quá trình kiểm phiếu có thể diễn ra từ đầu đến cuối, và các hệ thống phiếu bầu sẽ dựa trên blockchain).

E2E có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể xác minh kết quả. Mọi người có thể an tâm lá phiếu của họ đã được ghi chép chính xác và họ có thể tự kiểm tra bất cứ lúc nào. Họ cũng có thể xác minh được tất cả các phiếu bầu của người khác. Nhưng ngoài sự minh bạch này, công nghệ blockchain vẫn giữ được sự ẩn danh của người bỏ phiếu, nhằm ngăn chặn sự ép buộc và lối suy nghĩ bầy đàn.

Only nerds like cryptos!

Đảm bảo rằng nếu bạn đang sống trong thời kỳ Internet chưa phát triển, chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên khi chứng kiến Jeff Bezos xây dựng một công ty bé tí tẹo gọi là Amazon để bán sách trên một nền tảng mới gọi là Internet, một khái niệm chỉ có những người con mọt công nghệ mới thực sự hiểu. Nếu đã có hàng loạt hiệu sách ngoài đường, tại sao lại cần phải mua sách trên mạng, đúng chứ?

Vậy còn chuyện Steve Jobs và Woz đã cùng nhau nghịch cái máy vi tính của họ trong garage thì sao? Chỉ có đám nghiện trò chơi điện tử mới làm, đúng không?

Một trong những phát ngôn lố bịch nhất đối với các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum là chúng không có giá trị thực tại gì ngoại trừ việc chúng ta tin rằng là chúng có. Tôi không biết điều này đã xuất hiện bao nhiêu lần trong các bài báo tranh luận về chủ đề này. Lắng nghe tôi này: “Không có gì là có giá trị, trừ khi chúng ta tự đặt giá trị cho nó.”

Chà, có lẽ thức ăn, nước uống, chỗ ở thì có đó, nhưng ngoài những điều cơ bản đó, còn gì nữa không? Không nhiều đâu. Ngay cả vàng và kim cương cũng chỉ là những thứ lấp lánh mà chúng ta đào xới lên từ lòng đất và vì nó lấp lánh mà chúng ta gán giá trị cho nó. Thực chất, không có giá trị và không đem lại bất cứ tiện ích nào.

Tờ tiền mà bạn đang sở hữu cũng vậy, nó không đem lại giá trị gì nhưng do chúng ta đã tự gán giá trị cho nó. Vài người nói rằng nó được hỗ trợ bởi chính phủ. Chắc chắn rồi, nhưng điều đó thực sự có giá trị gì trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng? Nhìn đồng tiền Venezuela, Zimbabwe ngay bây giờ đi. Nếu chính phủ của chúng ta ổn định trong 50 năm, đất nước của chúng ta hưng thịnh tột đỉnh và sau đó một loạt những kẻ tham lam ngu xuẩn được bầu lên nắm quyền thì sao.

Phải nói thêm rằng xu hướng dài hạn của Bitcoin là đi lên, còn của đồng đô la Mỹ thì là giảm. Bạn mua một cái bánh với giá $1, 1 năm sau bạn phải cần $3 để mua nó, nhưng $1 của bạn thì lại vẫn là $1. Đồng đô la sẽ cứ mãi giảm giá trị dần dần, đó được gọi là lạm phát. Rồi một ngày bạn sẽ thức dậy và nhận thấy đồng đô la của bạn hôm qua có giá trị ít hơn nhiều lần so với hôm nay bởi lẽ nó được thiết kế để giảm dần giá trị theo thời gian.

Nguồn: Hackernoon.com

Lời kết

Vậy bạn đã cùng CryptoViet Info tìm hiểu qua bài viết Chúng ta đã bỏ lỡ phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua. CryptoViet Info hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất

DISCLAIMER: Thông tin trên trang web này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và không đại diện cho lời khuyên đầu tư. Để đưa ra quyết định đầu tư, chúng tôi khuyên bạn nên tự nghiên cứu.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Recent PostPopular Post
Categories
Follow Us
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
CryptoViet Info
©2017 CryptoViet Info. All Rights ReservedMedia Kit